MODERNIZATION - Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước


Đăng nhập
Skip Navigation Links
OnlineExpand Online

Đăng ký
Welcome to the Modernization website - Chào mừng bạn đến với Website Hiện đại hóa quản lý vận hành HTTL



HyperLink QÚA TRÌNH ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG CSVN VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA

- Từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) Đảng Cộng sản Việt Nam đã cụ thể hóa nội dung chính của Công nghiệp hóa (CNH) là thực hiện 3 chương trình mục tiêu về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu…
- Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VII (01/1994) đã đưa ra khái niệm về Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH – HĐH): ”CNH - HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) nhận định: Những tiền đề cho CNH đã cơ bản hình thành cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước. Đại hội đã đề ra những nội dung cụ thể cho quá trình CNH – HĐH với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
- Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (4/2001) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số quan điểm mới trong tư duy về CNH:
+ Con đường CNH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước. Đây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Hướng CNH – HĐH ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ CNH – HĐH đất nước phải đảm bảo xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tức là phải tiến hành CNH trong một nền kinh tế mở, hướng ngoại.
+ Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn với việc nâng cao măng suất, chất lượng, sản phẩm nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh CNH – HĐH phải tính toán đến yêu cầu phát triển bền vững trong tương lai.

- Quan điểm CNH – HĐH của Đảng CSVN trong thời kỳ đổi mới:
Bước vào thời kỳ đổi mới, trên cơ sở phân tích khoa học các điều kiện trong nước và quốc tế, Đảng ta đã nêu ra những quan điểm mới chỉ đạo quá trình thực hiện CNH – HĐH đất nước trong điều kiện mới:
+ CNH gắn liền với HĐH và CNH, HĐH phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức.
+ CNH, HĐH gắn liền với phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho phát triển nhanh và bền vững. Nghĩa là để phát triển kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu: vốn, khoa học – công nghệ, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước , trong đó: con người là yếu tố quyết định, vì thế cần phát triền nền giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH .
+ Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH – HĐH .
+ Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học…

 
 


Loading






© 2006 - 2024 Tác giả Website: PGS. TS. Ngô Đăng Hải
Tel. 0912151203
Website:
http://www.hiendaihoa.net
E-mail: ngodanghai@yahoo.com, ngodanghai@tlu.edu.vn